Nhok.codon
Minhducnt73.tk

Sản Phẩm

Tìm Kiếm


Google Trang Này

Mini chat

Tư Vấn Trực Tuyến
Tư vấn

Thống Kê

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0

Main » Articles » Tin Tức

THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ NHẬT BẢN


I. Thị trường đồ gỗ Nhật Bản
1. Quy mô thị trường
Nhật Bản là một thị trường mở quy mô lớn với số dân 127 triệu người có mức sống khá cao (GDP theo đầu người năm 2001 là 32.585 USD) và GDP năm 2001 là 4,413 tỷ USD. Nhật Bản là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển mạnh và đứng hàng đầu thế giới. Nhưng do đặc điểm về địa lý, Nhật Bản là một trong số những nước rất hiếm về tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ nguồn hải sản, do đó hầu hết các sản phẩm gia dụng, trang trí nội, ngoại thất đều phải nhập khẩu.

Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng 3.000 tỷ Yên, bao gồm cả hàng gia dụng, trong đó đồ gỗ nhập khẩu chiếm 37% thị phần tại thị trường Nhật. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn trên thế giới. Đặc biệt trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhôm… Nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ nội thất có xu hướng tăng trưởng khá nhanh ở Nhật còn do quá trình chuyển sản xuất các đồ gỗ giá rẻ sang các khu vực Đông Nam Á là nơi có nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu rồi dào, chi phí nhập khẩu thấp và đặc biệt là nỗ lực của các nhà nhập khẩu Nhật Bản giảm chi phí trong khâu phân phối đã cho phép giảm giá bán đồ gỗ nhập khẩu.

Nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Nhật Bản
Đơn vị: Tấn, triệu yên

1999 2000 2001 2002
Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị
383.486
134.862
506.532
161.680
586.071
186.574
626.435
185.720

Nguồn: Hải quan Nhật Bản

Về  cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, mặt hàng ghế gỗ chiếm 28,6% tổng giá trị đồ gỗ nhập khẩu, đồ gỗ sử dụng trong văn phòng, đồ gỗ sử dụng nhà bếp, đồ gỗ sử dụng trong phòng ngủ và cho mục đích khác chiếm 71,4% (năm 2002). Trong các loại ghế nệm khung gỗ bọc da, ghế nệm khung gỗ bọc vải chiếm tỷ trọng 94%.

2. Nguồn nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản
Đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản chủ yếu bao gồm đồ gỗ cao cấp nhập từ Châu Âu (Italia, Đức, Áo, Đan Mạch), Mỹ và một khối lượng từ các nước ASEAN. Đồ nội thát của Mỹ và Châu Âu (đặc biệt là Italia và Đức) thu hút người tiêu dùng Nhật BẢn do kiểu cách đẹp, chất lượng tốt và uy tín nhãn hiệu hàn hóa cao. Nhiều sản phẩm nhập từ Châu Á là sản phẩm sản xuất dưới dạng OEM (còn gọi là “mặt hàng nhập khẩu phát triển”) từ các cơ sở của Nhật đóng gói tại nước ngoài. Các sản phẩm này thay đổi ít nhiều về thiết kế so với các sản phẩm sản xuất tại Nhật.

Trong những năm gần đây hàng đồ gỗ xuất xứ Trung Quốc và Mỹ tăng đáng kể ở Nhật Bảnm. Đài Loan chuyển từ việc xuất khẩu đồ mây tre sang Nhật bằng các hàng nội thất đắt tiền có chất lượng cao do nguồn mây tre trong nước giảm. Thái Lan chủ yếu cung cấp hàng đồ gỗ cao su. Các nước ASEAN đã có tiến bộ rất nhiều về chất lượng và kiểu dáng, tuy nhiên các sản phẩm của các nước ASEAN trước khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản vẫn phải trải qua các cuộc kiểm tra khắt khe.

Nói chung, đồ gỗ giá rẻ được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN, trong khi đó đồ gỗcao cấp được nhập từ Châu Âu, Mỹ. Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây. Bắt đầu từ Thái Lan, Indonesia và các nước ASEAN cũng tăng. Trong số các nước, lãnh thổ xuất khẩu hàng đầu gỗ vào Nhật Bản, chỉ có Đài Loan xuất khẩu giảm đáng kể về trị trá (trung bình 15,7%/năm trong khoảng 5 năm gần đây). Điều này phản ánh thực tế rằng các nhà xuất khẩu Đài Loan cũng đang chuyển dần các cơ sở sản xuất sang Trung Quốc để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Trong số các nước Châu Á xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật, Trung Quốc chiếm 28,7%, Thái Lan 20,3%, Malaysia 13,8% và Indonesia 11,8%.

3. Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản

Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu về hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ gia dụng.

Theo tin từ Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, năm 2003, đồ gỗ nội thất xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6,69% thị phần trong tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản (chủ yếu nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc chiếm 38,8%; Đài Loan 10,6%, Thái Lan 9%). Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng đều trong những năm gần đây: tăng 4,62% năm 1999; 4,63% năm 2000; 5,79% năm 2001; 5,77% năm 2002; 6,69% năm 2003. Theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, riêng 11 tháng năm 2004, thị phần xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam đã chiếm 7,2% thị phần gỗ nhập khẩu của Nhật Bản,

Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ mã HS 9403 của Việt Nam sang Nhật Bản

Đơn vị: 1000 Yên

Năm KNXK của VN sang Nhật KNXK của Nhật Thị phần (%)
1999

2000

2001

2002

2003
7.596.699

9.355.093

13.111.825

13.111.825

15.139.691
164.425.965

199.376.617

226.500.086

227.090.371

226.062.289
4,62

4,63

5,79

5,77

6,69
11 tháng 2004           15.118.859 208.857.751 7,23

Nguồn: Bộ tài chính Nhật Bản

Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản rất đa dạng gồm: gỗ nhiên liệu dạng khúc (mã HS 4401), gỗ cây (mã HS 4403), gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc (mã HS 4407), tấm gỗ lạng làm lớp mặt (mã HS 4408),  gỗ ván trang trí làm sàn (mã HS 4409), ván sợi bằng gỗ (mã HS 4415), tượng gỗ và đồ trang trí bằng gỗ (mã HS 4420), ghế ngồi (mã HS 9401), đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng (mã HS 9403) . Trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản, mặt hàng đồ gỗ nội thất (mã HS 9403) chiếm tỷ trọng cnhiều nhất khoảng 56,1% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu đạt 15,1 tỷ yên (khoảng 141 triệu USD - ước lượng tỷ giá 1 USD = 107 yên), tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2003 (đạt 13,6 tỷ yên).

Thống kê chi tiết mã HS các mặt hàng gỗ xuất khẩu chính của Việt Nam và Trung Quốc sang Nhật Bản (11 tháng năm  2004)

Đơn vị: 1000 Yên

Chi tiết mã HS các mặt hàng gỗ
Việt nam
Trung Quốc
Kim ngạch
Thị phần (%)
Kim ngạch
Thị phần(%)
15.118.859
7,23
85.963.686
41,15
Trong đó        
9403.30 Đồ gỗ dùng trong văn phòng 5.432 0,37 372.988 25,3
9403.40 Đồ gỗ dùng trong nhà bếp 951.386 13,5 1.116.983 15,9
9403.50 Đồ gỗ dùng trong phòng ngủ 2.147.606 15,4 6.024.173 43,2
9403.60 Đồ gỗ dạng chi tiết rời 9.776.663 9,9 43.281.732 43,9
4420.10 Bàn thờ, tượng gỗ 214.293 5,29 43.281.732 69,9
4421 Đồ gỗ khác 556.014 0,9 34.621.746 54,9

Nguồn: Bộ tài chính Nhật Bản

II. Những định chế và đòi hỏi của thị trường
1. Các quy định pháp luật và thủ tục khi nhập khẩu
Tại thời điểm nhập khẩu không có quy định đặc biệt trừ những đồ đạc sử dụng những nguyên liệu bằng da của một số loại động vật quý hiếm có thể bị hạn chế nhập theo các điều khoản của hiệp ước Washington (hiệp ước quốc tế về bán động thực vật, thực vật quý hiếm).

2. Các quy định pháp luật khi kinh doanh đồ gỗ
Một số sản phẩm đồ gỗ muốn được kinh doanh trên thị trường Nhật Bản phải đáp ứng được yêu cầu của “Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa” và “Luật an toàn sản phẩm”.

Mã số HS
Hàng hóa
Các quy định liên quan
9403
9403
9403
9403
9403
9403
9403
9403
Bàn và ghế
Ghế, Sofa
tủ
Giường hai tầng
Tủ bếp
Tủ trẻ em
Cũi trẻ em
Ghế trẻ em
Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa
Luạt vè nhãn hiệu chất lượng hàng hóa
Luạt về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa
Luật an toàn sản phẩm
Luật an toàn sản phẩm
Luật an toàn sản phẩm
Luật an toàn sản phẩm
Luật an toàn sản phẩm

Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa yêu cầu nhà nhập khẩu phải đảm bảo nhãn hiệu của sản phẩm (như bàn, ghế, chạn, bát…) phải có đầy đủ các thông tin cho người tiêu dùng. Chẳng hạn mẫu nhãn hiẹu hàng hóa cho mặt hàng ghế tựa như sau:

Kích thước
Hình dáng bên ngoài                             Rộng x sâu x cao
Chiều cao của ghế
Bộ phận kết cấu
Xử lý bề mặt
Vật liệu bề măt
Vật liệu đệm
Chú ý khi sử dụng
Tên của nhà cung cấp nhãn hiệu

Để biết thêm chi tiết, xin tham khảo cuốn sách “Hỏi đáp về các quy định nhãn mác hàng hóa tại Nhật Bản” do Cục Xúc tiến Thương mại bien tập từ cuốn nguyên bản của JETRO (Tổ chức Xúc tiến Thương mại của Nhật Bản).

Luật an toàn sản phẩm: Một số sản phẩm tiêu dùng mà kết cấu, vật liệu hoặc cách sử dụng đặt ra vấn đề an toàn đặc biệt được coi là “sản phẩm đặc biệt” có quy định tiêu chuẩn cho từng sản phẩm đặc biệt.

Luật quy định giường cho trẻ em là sản phẩm đặc biệt loại 1. Giường phải đảm bảo các tiêu chuẩn này và phải có nhãn hiệu S đồng thời sẽ được tiến hành kiểm tra xác nhận bởi các cơ quan chuyên trách của chính phủ dựa trên các tiêu chí chất lượng do luật đã đề ra. Nhà sản xuất đã đăng ký có trách nhiệm tuân thủ các quy định về an toàn theo luật định, yêu cầu các cơ quan nhà nước kiểm tra, giữ kết quả kiêể tra và chịu trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng nếu hàng háo bị hư hỏng.

Từ 1/7/2003, các quy định mới về việc thải các chất hóa học dễ bay hơi, về tiêu chuẩn nhà của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông được ban hành và có hiệu lực tác động mạnh tới đò gỗ nhập khẩu. Đồ gỗ nhập khẩu bắt buộc phải được kiểm tra formaldehyde theo luật JAS (quy định về sản phẩm gỗ), luật JIS (quy định về chất liệu công nghiệp) và luật BSL (đối vớ các sản phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật JAS và luật JIS). Quy định mới này được ban hành do mối lo ngại của người Nhật về chứng “nhà bệnh tật”, là hội chứng rối sức khỏe mà người mua phàn nàn là do đồ gỗ thải ra quá nhiều hóa chất dễ bay hơi. Nội dung chủ yếu của quy định mới này là:

  1. Quy định quản lý mới về chất chlorpyrifo và formaldehyde trong sản phẩm (trong tương lai danh sách các chất có thể được mở rộng).

  2. Cấm tuyệt đối việc sử dụng chất chlorpyrifos.

  3. Những hạn chế đối với việc sử dụng formandehyde về mức độ dẫn tới khả năng gây ô nhiễm môi trường và các yêu cầu đối với với định quy định cho cơ quan kiểm nghiệm.

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể truy cấp website của Trung tâm Xay dựng Nhật Bản http: ww.bcj. or.jp/sickhouseissue/introdution.html để tìm hiểu thông tin liên quan đén các quy định này

Tiêu chuẩn công nghiệp tự nguyện

Nhãn hiệu căn cứ vào Luật an toàn hàng hóa: Hiệp hội sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng được thành lập theo Luật an toàn hàng hóa đã đề ra các tiêu chuẩn để đảm bảo tính an toàn của sản phẩm hàng hóa. Đến nay, một số sản phẩm đồ gỗ như giường tầng, tủ đựng cốc chén, chạn đững bvát đĩa, ghế tựa phải tuân theo tiêu chuẩn hàng hóa an toàn (nhãn hiệu SG). Sản phẩm mang nhãn hiệu SG có lỗi gây thương tích cho người tiêu dùng thì phải trả một khoản tiền bồi thường là 100 triệu yên cho một đầu người.

Nhãn hiệu theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS:

Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật. Tiêu chuẩn này dựa trên “Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp” được ban hành vào tháng 6 năm 1949 và thường được biết tới dưới cái tên”dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” hay JIS. Hệ thống JIS đã góp phần vào việc mở rộng tiêu chuẩn hóa trên phạm vi toàn bộ nền công nghiệp Nhật Bản.

Theo quy định của điều 26 trong Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp, tất cả các cơ quan của Chiín phủ phải ưu tiên đối với sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua hàng hóa để phục vụ cho hoạt động.

Theo tiêu chuẩn hóa công nghiệp, các tiêu chuẩn được đặt ra để đảm bảo chất lượng hàng công nghiệp. Các sản phẩm đạt được tiêu chuẩn JIS có thể được đóng dấu JIS. Trong hệ thống các mặt hàng nội thất, bàn sử dụng cho văn phòng sẽ được ký hiệu S1031-01, ghế văn phòng là S1032-01, tủ đựng hồ sơ văn phòng là S1033-01, giường thông dụng các sản phẩm nội thất S1102-01, bàn ghế cho trường học là S1021-01…Hơn nữa khi được đóng dấu này, mỗi sản phẩm phải có các thông tin chi tiết đi kèm.

Xin tham khảo các tiêu chuẩn cụ thể để đạt được chứng nhấnG đối với một số sản phẩm đồ gỗ ở phần VII dưới đây.

III. Chính sách thuế quan
Đối với đồ gỗ xuất sang Nhật Bản, hàng hóa của Việt Nam không gặp nhiều rào cản trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn qua khắt khe của Nhật Bản như những mặt hàng khác do Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu đồ gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước. Thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng đồ gỗ đều bằng 0%.

IV. Hệ thống phân phối
Các nhà bán lẻ đồ gỗ chủ yếu bán dồ gỗ gia dụng. Vì thế các nhà xuất khẩu đồ gỗ gia dụng cần hướng tới các nhà bán lẻ của Nhật. Hình thức đặt hàng cụ thể qua thư hay điện thoại với những đơn hàng nhỏ.

Hiện có khoảng trên 6.290 cửa hàng chuyên bán đồ gỗ ở Nhật, trong đó khoảng 6.000 cửa hàng là cửa hàng dạng vừa và nhỏ, với diện tích bán hàng nhỏ hơn 1.500m2, 920 cửa hàng còn lại là các sản phẩm đồ gỗ cao cấp cần quan tâm.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần quan tâm tới các cửa hàng bách hóa tổng hợp cho các mặt hàng chất lượng vừa, hàng đại trà và kể cả hàng cao cấp. Họ có những khách hàng trung thành, có thu nhập cao và cả khách bình dân nên mặt hàng bày bán khá đa dạng.

V. Xu hướng tiêu dùng và nguyên tắc khi thâm nhập thị trường Nhật Bản
1. Một số đặc điểm về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản
Mặc dầu hầu hết người Nhật truyền thống đã quen với việc ngồi trực tiếp lên sàn nhà trải chiếu tatami (chiếu cói), việc sử dụng bàn ghế đã trở nên rất thông dụng do việc phổ biến nhà theo phong cách phương Tây từ hơn 50 năm nay.

Bàn và ghế gỗ bắt đầu được sử dụng trong các gi đình Nhật Bản từ những năm 1955-1960. Theo báo cáo của cục Kế hoạch Kinh tế Nhật Bản về xu hướng tiêu thụ đồ gỗ trong gia đình, năm 1961 gàn ghế được sử dụng trong 6,2% gia đình Nhật, trong khi bàn ghế phòng khách được sử dụng là 12% gia đình Nhật; năm 1992, 69,7% gia đình Nhật có bàn ghế ăn; năm 1995, 36,6% gia đình Nhật có bàn ghế trong phòng khách. Tỷ lệ này không thay đổi trong những năm gần đây.

Đặc điểm của người tiêu dùng Nhật Bản là tính đồng nấht, 90% người tiêu dùng cho rằng họ thuộc về tầng lớp trung lưu. Người Nhật thường có những đặc điểm chung sau:

Đòi hỏi cao về chất lượng: xét về mặt chất lượng, người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt khe nhất. Sống trong môi trưòng có mức sống cao nên người tiêu dùng Nhật Bản đã đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Yêu cầu này còn bao gồm các dịch vụ hậu mãi như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó. Những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển, hay khâu hoàn thiện sản phẩm ví dụ như những vết xước nhỏ, mẫu chỉ cắt còn sót lại trên mặt sản phẩm, bao bì xô lệch… cũng có thể dấn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài. Bởi vậy cần có sự quan đúng mức tới khâu hoàn thiện, vệ sinh sản phẩm, bao gói và vận chuyển hàng.

Nhạy cảm với giá cả tiêu dùng hàng ngày: Người tiêu dùng Nhật Bản không chỉ yêu cầu hàng chất lượng cao, bao bì đảm bảo, dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tốt mà còn muốn mua hàng với giá cả hợp lý. Khi có sự tăng giá của mọt sản phẩm đã tồn tại trên thị trường, cần phải dó những lời giải thích đầy đủ, nếu không sẽ gây ra những sự hoài nghi dẫn đến giảm sức mua của người tiêu dùng.

Thị hiếu về màu sắc: có thời, người Nhất thích sắm những đồ đạc trong nhà gióng như đồ của các thành viên khác trong gia đình, trường học, câu lạc bộ hay nơi làm việc. Nhưng gần đây mọi thứ trở nên đa dạng hơn, xu hướng bây giờ là mua các hàng hóa khác nhau nhưng có cùng công dụng. Thị hiếu về màu sác phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi, giới thanh niên Nhật Bản ngày càng thiên về xu hướng căn cứ vào chất lượng và giá cả đẻ mua hàng còn ở các gia đình truyền thống, người ta thích mầu nâu đất của nệm rơm và sàn nhà. Thị hiếu về màu sắc cũng có sự thay đổi theo mùa. Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu , đông, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông lạnh và khô. Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng và việc bao gói sản phẩm cũng phải đảm bảo bảo vệ được sản phẩm trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất.

Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm: hàng hóa có mẫu mã đa dạng phong phú thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Bởi vậy nhãn hiệu hàng có kèm theo những thông tin hướng dẫn tiêu dùng là rất quan trọng để đưa hàng của bạn tới người tiêu dùng. Tuy vậy, người Nhật lại thường chỉ mua sản phẩm với số lượng ít vì không gian chỗ ở của họ tương đối nhỏ và còn để tiện thay đổi cho phù hợp mẫu mã mới. Thường người Nhật giờ đây có sở thích rất đa dạng. Họ thích các kiểu đồ gỗ mở tức là người sử dụng có thể tùy chọn bọc da hay bọc vải, có nêm hay không có nệm, kích cỡ có thể thay đổi to hay nhỏ… để phù hợp với sở thích cá nhân của mình. Vì vậy các lô hàng nhập khẩu hiện nay quy mô có xu hướng nhỏ hơn nhưng chủng loại lại phải phong phú hơn.

Xu hướng về nhu cầu: Các doanh nghiệp cần lưu ý tới yếu tố ảnh hưởng tới thị trường đồ gỗ nhập khẩu Nhật Bản để có chiến lược phát triển phù hợp. Đó là:

  1. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cắt giảm cả chi phí trong xây dựng của cả khu vực nhà nước và tư nhân dẫn đến xu hướng giảm xây dựng.
  2. Tỷ lệ sinh giảm,dân số già hóa.
  3. Nhu cầu đồ gõ dùng cho đám cưới giảm do xu hướng sống độc thân tăng và độ tuổi kết hôn muộn.
  4. Khuynh hướng tiêu dùng sản phẩm cao cấp giảm, giá sản phẩm cao cấp giảm đặc biệt là giá các sản phẩm dùng trong gia đình. Khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm chất lượng vừa, giá rẻ tăng.
  5. Thị hiếu đối với các mẫu mã theo phong cách Châu âu tăng.

Sinh thái: Gần đây, mối quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng cao đã nâng cao ý thức sinh thái bảo vệ moi trường của người tiêu dùng. Các sản phẩm đồ gỗ tái sinh cũng như đồ gỗ có nguồn gốc xuất xứ đang chiếm được thị phần lớn tại Nhật. Nên cung cấp thông tin về các chất liệu hóa chất xử lý gỗ để tăng độ tin cậy an tâm của khách hàng khi giao dịch.

2. Nguyên tắc khi thâm nhập và phát triển thị trường Nhật Bản
2.1. Các nguyên tắc khi thâm nhập thị trường

Nghiên cứu thị trường: “Nhập gia tùy tục” là một nguyên tắc không thể thiếu khi tiếp cận bất cứ một thị trường nào. Thị trường Nhật Bản rất đa dạng và năng động vì vậy các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường Nhật nên có sự nghiên cứu xem xét phong tục, tập quán, văn hóa tiêu dùng, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả để đưa ra những quyết định nhạy cảm về hàng hóa xuất khẩu hay dịch vụ có thể phù hợp nhanh chóng được với xu hướng của người tiêu dùng.

Hàng hóa vào thị trường Nhật Bản qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên đến tay người tiêu dùng thường có giá rất cao so với giá nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu phải chấp nhận thực tế này để chào hàng cạnh tranh. Tăng cường chủ động đi khảo sát thị trường, thăm các siêu thị của Nhật Bản để hiểu thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người Nhật là rất cần thiết.

Nắm chắc thông tin thị trường một cách thường xuyên, tranh thủ nguồn thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước như Cục Xúc tiến thương mại, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản JETRO. Hiện nay, JETRO có mẫu (Form) hướng dẫn tìm bạn hàng bên  Nhật, các doanh nghiệp có thể liên hệ nhờ giúp đỡ.

Đa dạng hóa sản phẩm, khai thác điểm mạnh, tính độc đáo của sản phẩm của mình: Do sở thích của người tiêu dùng là rất khác nhau, lại liên tục thay đổi, vì vậy việc đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm và thường xuyên cải tiến mẫu mã là hết sức cần thiết để đảm bảo sự tồn tại trên một thị trường nơi mà có quá nhiều luồng hàng hóa khác nhau.

Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế giới thiệu hàng hóa sản phẩm với các khách hàng Nhật: Để có thể thiết lập mối quan hệ kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế tại Nhật Bản hoặc mở văn phòng đại diện tại Nhật để giới thiệu sản phẩm.

Các hội chợ triển lãm, các hội thảo về thương mại cũng thường xuyên diễn ra tại Nhật Bản, không chỉ riêng ở Tokyo mà còn ở hầu hết các trung tâm thương mại, công nghiệp và các thành phố lớn của Nhật.

Tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm qua mạng Internet và các phương tiện thông tin khác: Từ sự khác biệt về môi trường văn hóa và công nghiệp nên có một số mặt hàng có thẻ chưa xuát hiện tại thị trường Nhật Bản. Vì thế, việc cung cấp thông tin về công dụng của sản phẩm, cách sử dụng, đặc trưng, chất lượng của sản phẩm trở nên rất quan trọng.

Tại Nhật, nhìn chung thông điệp bằng ngôn ngữ hay quảng cáo bằng hình ảnh trên các hệ thống phương tiện thông tin đại chúng như: báo ảnh, tuần báo, đặc san, hệ thống các kênh truyền hình cable… được đánh giá là có hiệu quả vì có thể nhằm vào đúng đối tượng khách hàng.

Sử dụng chuyên gia tư vấn Nhật Bản trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Nhật, quản lý chất lượng, giảm giá thành: Hiện nay Nhật Bản đang có chương trình cửa chuyên gia của tổ chức JODC (Japan Overseas Development Corporation) sang giúp các nước đang phát triển trong việc giảm giá thành sản xuất, tăng cường chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ và thếit bị, kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường, phát triển nguồn nhân lực (chương trình JESA-I) hoặc trong các lĩnh vực cải tiến kỹ thuật công nghệ, quản lý chất lượng, hiện dại hóa hệ thống kế toán, tư vấn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp (Supporting Industries) bảo vệ môi trường… (JESA-II). Chương trình JESA-II giành cho các hiệp hội, tổ chức nhà nước và tư nhân với toàn bộ chi phí do phía Nhật chịu. JESA-I giành cho các doanh nghiệp với 75% chi phí do phía Nhật chịu. Thông tin về chương trình này có thể tìm hiểu qua Văn phòng đại diện JETRO.

2.2. Các nguyên tắc phát triển thị trường ở Nhật Bản

Nắm bắt được thị hiếu:

  1. Tính đa dạng của thị trường (4 mùa, lứa tuổi, khu vực…)
  2. Sản xuất phải gắn kết với thị trường (Market-in). Điều quan trọng là phải có phản ứng nhanh nhạy với khuynh hướng của người tiêu dùng.
  3. Không phải là “có cầu mới có cung” mà phải chuyển sang cách nghĩ “cung tạo ra cầu”.
  4. Chuẩn bị nhiều chủng loại sao cho phong phú cho dù chỉ một mặt hàng để người tiêu dùng có thể lựa chọn (Ví dụ: to nhỏ, nhiều chức năng, hình thái…)

Định giá sản phẩm:

Thị trường quyết định giá cả. Người tiêu dùng Nhật Bản có đặc điểm nếu họ thấy cần thiết thì dù đắt cũng mua. Ngược lại những thứ mà thị trường không ưa thì giá dù rẻ cũng không thể bán được.Tuy nhiên, dù giá sản phẩm tại Việt Nam có rẻ đi chăng nữa, song nếu giá vận chuyển và thuế cao sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng lên và có thể cao hơn so với hàng hóa cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, việc định giá chào hàng không nên dựa vào giá bán lẻ tại thị trường Nhật Bản.

Bảo đảm thời gian giao hàng:

Điều tối quan trọng là phải bảo đảm thời hạn mà bên mua yêu cầu. Nếu giao hàng chậm không bảo đảm được thời gian giao hàng sẽ làm mất đi cơ hội bán hàng. Nếu mất uy tín, bên mua sẽ không đặt hàng đến lần thứ 2.

Duy trì chất lượng sản phẩm:

  1. Không nhất thiết mọi chủng loại hàng hóa đều phải có chất lượng cao, mà điều quan trọng là chất lượng hàng hóa phải ổn định.
  2. Không nên đưa ra những sản phẩm có chất lượng vượt quá yêu cầu sử dụng cần thiết. Vì nếu cố đầu tư đẻ có chất lượng cao sẽ làm tăng giá thành sản phẩm và người tiêu dùng sẽ không muốn mua nữa.

3. Các lưu ý với các mặt hàng gỗ khi thâm nhập thị trường Nhật Bản   
Đối với vật liệu gỗ tự nhiên sử dụng làm đồ đạc, do ảnh hưởng của độ ẩm có thể nở ra hoặc co lại. Do sự chênh lệch về độ ẩm giữa Việt Nam và Nhật Bản khá lơn, sản phẩm của Việt Nam thường bị nứt hay cong vênh khi gặp môi trường khô và lạnh tại Nhật. Hơn nữa hàng của Việt Nam còn gặp khó khăn trong khâu sử lý nguyên liệu để tránh móc và chống mối mọt. Vì thế nguyên liệu gỗ cần được làm khô và xử lý thích hợp để chống mối mọt. Chất liệu xử lý cũng cần lưu ý dùng những hóa chất không gây độc hại đến môi trường và con người theo quy định hiện hành của Nhật. Nên có những thông tin về chất liệu, hóa chất xử lý để tăng độ tin cậy, an tâm của khách hàng khi giao dịch. Không nên ngần ngại mua công nghệ của Nhật Bản vì chỉ có người Nhật mới nắm được các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sản phẩm tiêu dùng Nhật Bản. Néu sản phẩm có cả các bộ phận bằng kim loại cần lưu ý để chống rỉ, tạo độ bền chung cho toàn bộ sản phẩm.

Về thiết kế mẫu mã, các nhà sản xuất Việt Nam cần phải lưu ý cho các sản phẩm phù hợp với căn buồng nhỏ của người Nhật và với những sàn nhà bằng tatami (chiếu cói) và các yếu tố văn hóa truyền thống khác của Nhật, chú ý sở thích của người tiêu dùng Nhật Bản về màu sắc, kích thước, chức năng sản phẩm.

Đồ đạc gia đình phần nhiều cũng  là những sản phẩm mang tính thời vụ bởi vậy việc đảm bảo thời gian giao hàng đồng thời cũng đảm bảo quan hệ giao dịch lâu dài, giữ được khách hàng.

Trong tương lai, ngày càng nhiều nhà buôn và bán lẻ không có cơ sở sản xuất riêng bắt đầu mau trực tiếp từ nước ngoài và nhập khẩu hàng bán sản phẩm. vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu vào Nhật cần áp dụng các biện pháp đẻ phòng ngừa một số vấn đề có thể xảy ra, chẳng hạn liên quan đến vấn đề nhãn hiệu hàng hóa.

Nếu có thể, các nhà xuất khẩu cần gửi mẫu hàng cho khách hàng xem trước. Một trong số những cách làm hữu hiệu nhất là đem sản phẩm trưng bày tại hội chợ hàng tiêu dùng quốc tế Tokyo hoặc hội chợ thương mại khác được tổ chức hàng năm tại Nhật Bản.

VI. Những địa chỉ cần biết
1. Địa chỉ liên hệ của một số tổ chức và các công ty nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản:

International Development Association of the Furniture Industry of Japan

Tel: 03-5261-9401

Fax: 03-5261-9404

Federation of Japan Furniture Manufacturers Association

Tel: 03-5566-9706

Fax: 03-5566-9709

Eishin Trading Co., Ltd

6-5, Morishita 3-chome, koto-ku, Tokyo 135-0004

Tel: 03 3635 6711

Fax: 03 3253 6580

E-mail: tclkanda@blue.ocn.ne.jp

Ueno Corporation

Shinsei Dai-ichi Bldg., 2 -2 -5, shibata, Kita-ku Osaka 530-0012

Tel: 06 6376 3081

Fax: 06 6376 3086

E-mail: comon@ueno-osk.jp

Westhouse Sugiyama

335 shunahara – cho, Nishi – Ku, Nagoya, Aichi 452-0811, Japan

Tel: 052-509-2020

Fax: 052-505-8677

E-mail: fat0889@westhouse.co.jp

Federation of All Japan Furniture Wholesalers Association

Tel: 03-3834-1581

Fax: 03-3834-1583

VII. Trích dẫn về các tiêu chuẩn để đạt được chứng nhận SG đối với một số loại sản phẩm gỗ
1. Tiêu chuẩn SG cho tủ đựng đồ trong bếp
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tủ đứng đa chức năng làm từ gỗ hoặc các vật liệu từ gỗ được sử dụng là chứa đồ hoặc đựng bộ đồ ăn hoặc tương tự (sau đây được gọi là tủ bếp).

1.1. Sức chịu đựng vật nặng một bên

Khi đặt một vật nặng 30kg vào một phía trái hoặc phía phải của tủ lặp đi lặp lại 1000 lần, độ xê dịch của các phần tại điểm 90cm từ đáy tủ lên không quá 15mm và các bộ phận cấu thành không bị lỏng lẻo hoặc biến dạng

1.2. Mức độ an toàn

  1. Tủ không bị lật khi bị lôi hoặc kéo với lực là 3kg
  2. Trong trường hợp tủ có nhiều ngăn, khi các ngăn được kéo ra và xếp nặng 15kg thì tủ không bị lật, võ gẫy hoặc biến dạng.
  3. Trong trường hợp tủ có cánh cửa, khi cửa được kéo ra và xếp nặng 10kg thì tủ không bị đổ và các phụ kiện khác cũng không bị gẫy vỡ hoặc biến dạng.
  4. Trong trường hợp tủ có cửa đóng mở từ trên xuống hoặc loại bàn dịch vụ có ngăn, khi xếp nặng 30kg lên cánh cửa hoặc mặt bàn thì tủ không bị đổ và các phụ kiện khác  cũng không bị gãy võ hoặc biến dạng.

1.3. Độ bền của ngăn kéo

Độ bền của ngăn kéo phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

  • Khi xếp nặng 10kg vào trong ngăn kéo, 2/3 ngăn kéo được kéo ra ngoài và để nguyên như vậy trong vòng 24 giờ các bộ phận cấu thành sẽ không có sự lỏng lẻo hoặc bị biến dạng

  • Khi ngăn kéo được cố định và tâm điểm của cạnh trước ngăn kéo bị kéo ra phía sau với một lực 15kg, ngăn tủ không bị kéo tuột ra ngoài và các bộ phận khong bị lỏng lẻo hoặc biến dạng.
1.4. Độ bền của tay nắm và các vật đính cố định khác.

Khi tay càm hoặc các vật đính vào đồ nội thất được kéo với một lực 30kg về ba hướng: kéo ra phía sau, kéo lên trên hoặc xuống dưới, kéo sang trái hoặc phải thì các bộ phận không bị lỏng lẻo hoặc biến dạng.

2. Tiêu chuẩn SG dành cho ghế không chân cho các phòng có trải chiếu, thảm (Tatami)

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các ghế không chân dùng cho một người trong các phòng trải thảm Tatami nói chung ở Nhật Bản.

Các loại ghế được phân chia như sau:

    Loại A: Dựa lưng có thể điều chỉnh góc độ và gập lại được.

    Loại A1: Toàn bộ ghế không chân được bao phủ bởi vật liệu mềm.

    Loại A2: Toàn bộ ghế không chân không được bảo phủ vật liệu mềm

    Loại B: Dựa lưng gập lại được nhưng không thể điều chỉnh được góc độ

    Loại C: Dựa lưng không thể gập lại được.
2.1. Hình dáng, cấu trúc và kích thước

Hình dáng cấu trúc và kích thước của ghê không chân được quy định như sau:
  1. Các bộ phận cấu thành được hoàn thiện tốt, không có các gờ, cạnh sắc mà có thể gây tổn thương cho người sử dụng.
  2. Các bộ phận cấu thành không bị rách, hỏng hóc hoặc biến dạng gây cản trở việc sử dụng.
  3. Ghế không chân lại A phải có cấu trúc cho phép thay đổi cũng như dinh kết dễ dàng giữa các cấu thành.
  4. Bộ phận cố định được trang bị bởi cơ chế khóa, phần điều chỉnh được sẽ được đảm bảo không bị rời ra trong qúa trình sử dụng hoặc bộ phận cố định sẽ được thiết kế không có chỗ hổng nguy hiểm trong quá trình điều chỉnh góc độ.
  5. Ghế có độ chắc chắn khi đặt lên nền nhà.

2.2. Độ bền:

Độ bền của ghế không chân được xác định như sau:

  1. Khi đặt vật nặng lên bề mặt đệm ghế hoặc lưng ghế, các bộ phận cấu thành không bị rách, hư hỏng hoặc biến dạng gây ảnh hưởng đến việc sử dụng.
  2. Khi một túi cát nặng 20 kg bị va đập vào trung tâm lưng ghế bằng một con lắc với góc 25 độ, các bộ phận cấu thành không bị rách, hư hỏng hoặc biến dạng gây ảnh hưởng đến việc sử dụng.
  3. Đối với ghế không chân có tay vịn hai bên, khi đặt vật nặng lên một bên tay vịn, các bộ phận cấu thành không bị rách, hư hỏng hoặc biến dạng gây ảnh hưởng đến việc sử dụng.

3. Tiêu chuẩn an toàn SG cho giường hai tầng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại giường 2 tầng được dùng cho trẻ khoảng 2 tuổi trở lên và khoảng cách giữa sàn nhà đến bề mặt giường không ít hơn 90cm (sau đây được gọi là giường):

Có các loại giường như sau:

Giường không thể tháo rời (nghĩa là ngăn trên và ngăn dưới khong thể tách rời nhau ra được) và giường có thể tháo rời. Ngoài ra, một giường được bán riêng ngăn trên và ngăn dưới cũng được gọi là giường có thể tách rời nhau ra được.

3.1. Kích thước mõi phần sẽ phải đáp ứng những yêu cầu sau:

  1. Khoảng cách giữa sàn nhà và bề mặt trên của giường không được vượt quá 1,2m. Đối với loại giường đa chức năng có các phụ kiện đi kèm như tủ, ngăn kéo, bàn hoặc tương tự và có dấu ghi rõ ràng, không thể tẩy xóa tại điểm dễ nhận thấy rằng giường không được sử dụng cho trẻ dưới 10 tuổi thì khoảng cách giữa sàn nhà và bề mặt trên của giường không vượt quá 1,5m.

  2. Khoảng cách giữa bề mặt trên của ngăn giường trên đến điêm thấp nhất phần trên của tay vịn không quá 25cm, khoảng cách giữa bề mặt trên của ngăn giường trên đến điểm thấp nhất phần trên của khung trước hoặc sau không quá 30cm. Trong trường hợp giường thiết kế có đệm thì khoảng cách đo đạc sẽ tính từ bề mặt đệm của giường. Đoạn uốn của tay vịn bằng ống hoặc mặt vạt cạnh của tay vịn bằng gỗ không được coi là điểm thấp nhất. định nghĩa này được áp dụng từ đây trở đi.

3.2. Độ bền tổng thể

Độ bền tổng thể phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  1. Khi một túi cát nặng 180 kg được đặt trên giường năng trên (trong trường hợp giường có thêm các giá, kệ thì một túi cát nặng 60kg cũng được đặt lên trung tâm của giá kệ đó) trong vòng 30 phút liên tiếp, sẽ không có bất cứ gẫy vỡ, rời lỏng hoặc biến dạng mà có khả năng ảnh hưởng đến việc sử dụng.

    Trong trường hợp ngăn dưới cũng được dùng để làm giường thì các yêu cầu tương tự như trên cũng được áp dụng cho giường tầng dưới.
  2. Khi một túi cát nặng 60 kg được đặt ở trung tâm giường tầng trên và một lực nặng 45 kg được tác động 10 lần theo chiều ngang từ phía trước hoặc phía sau, sẽ không có bất kỳ gẫy vỡ, rời lỏng hoặc biến dạng mà có khả năng ảnh hưởng đến việc sử dụng.

4. Tiêu chuẩn SG danh cho ghế trẻ em

Tiêu chuẩn nàh áp dụng cho các loại ghế trẻ em dùng trong nhà làm từ gỗ, kim loại, hoặc nhựa nhan tạo (sau đây được gọi là ghế). Ghế cao cho trẻ em không bao gồm trong tiêu chuẩn này.

Ghế trẻ em gồm các loại sau:

Loại 1: ghế không có khung bảo vệ quanh thân ghế (thuật ngữ “khung bảo vệ” dùng trong tiêu chuẩn này nói đến bàn viền quanh ghế để tránh cho các bé khỏi bị ngã).

Loại 2: ghế có khung bảo vệ quanh ghế.

4.1. Hình dáng, cấu trúc và kích thước

Hình dáng, cấu trúc và kích thước của ghế phải đáp ứng các yêu cầu sau

  1. Đối với loại xe có lò xo, lò xo phải có phần bảo vệ để tránh bị rời ra khỏi ghế.
  2. Ghế không có khe hổng từ 5mm đến 13mm.
  3. Trong trường hợp 2 là ghế có khung bảo vệ thì bề mặt của khung bảo vệ phải phẳng và nhẵn, không có các vật nhỏ.
  4. Khoảng cách giữa sàn nhà đến giữa mép trước của chỗ ngồi không qú 25cm
  5. Chiều cao của tựa ghế không ít hơn 20cm
  6. Trong trường hợp ghế có khung bảo vệ, khoảng cách giữa chỗ ngồi đến bề mặt trên khung bảo vệ phía sau không dưới 18cm nhưng không quá 24cm.

4.2. Độ vững: Ghế không được đổ khi bị nghiêng ở một góc 20 độ

4.3. Độ bền: Độ bền của ghế cần đáp ứng được những yêu cầu sau:

  1. Khi một túi nặng 10kg rơi xuống từ độ cao 15cm lặp đi lặp lại 250 lần thì không có bất cứ hư hỏng, gẫy vỡ hoặc biến dạng nào.
  2. Khi xếp 30 kg vật nặng lên lưng ghế thì không có bất cứ hư hỏng, gẫy vỡ hoặc biến dạng nào.

5. Tiêu chuẩn SG cho tủ trẻ em

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tủ đứng, chủ yếu làm bằng gỗ hoặc các vật liệu từ gỗ để đựng áo quần và đồ dùng cho trẻ em (sau đây được gọi là tủ)

5.1. Hình dáng và cấu trúc:

Hình dáng và cấu trúc của tủ sẽ phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

  1. Các bộ phận cấu thành được hoàn thiện tốt, không có các gờ, cạnh sắc mà có thể gây thương tổn cho người sử dụng.
  2. Các bộ phận như ngăn kéo và cửa tủ cần phải hết sức chắc chắn và giúp người sử dụng dễ dàng và an toàn khi đóng mở.

5.2. Sức chịu vật nặng một bên:

Khi xếp một vật nặng 30 kg sang phía trái hoặc phía phải của tủ lặp đi lặp lại 1000 lần, khoảng cách xê dịch của tủ không quá 15mm tính từ chiều cao 90cm và các bộ phận cấu thành sẽ không có bất cứ sự rời lỏng hoặc biến dạng nào có thể ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.

Yêu cầu này không cần áp dụng cho các loại tủ cao dưới 95cm

5.3. Độ vững: Độ vững của tủ cần đáp ứng những yêu cầu sau:

  1. Khi tủ bị kéo với lực 3kg ra phía sau và phía trước, tủ sẽ không bị lật
  2. Đói với tủ có ngăn kéo, khi các ngăn kéo bị kéo ra và xếp nặng 15kg, tủ sẽ không bị lật, hư hỏng, gãy vỡ hoặc bị biến dạng có thể ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.
  3. Đối với tủ có cửa, khi cửa tủ được mở ra và xếp nặng 10kg thì tủ không bị lật, hư hỏng, gãy vỡ hoặc bị biến dạng có thể ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho những tủ sau:

  1. Tủ cao dưới 95cm
  2. Tủ mà khi mở ra rộng 65cm và được chú thích rõ ràng tại chỗ không tẩy xóa được trên tủ chỉ được sử dụng sau khi được đóng vào tường hoặc phải có các thiết bị an toàn khác giúp tủ chắc chắn không bị lật đổ.

6. Tiêu chuẩn SG dành cho cũi trẻ em

Tiêu chuẩn này áp dụng co cũi trẻ em (thiết kế chủ yếu dùng trong gia đình cho trẻ dưới 24 tháng, loại trừ cũi bập bênh), sau đây được gọi là cũi.

  1. Tất cả các cũi không được có bất cứ hỏng hóc, nứt vỡ, gờ sắc mà có khả năng gây tổn thương cho tay và chân.

  2. Tát cả mọi bộ phận của noi cần được phải thiết kế một cách an toàn tránh khả năng tháo rời của bất cứ bộ phận nào. Các bộ phận có thể tháo rời của cũi phải được thiết kế để thao tác dễ dàng và chính xác.

  3. Sàn cũi phải được thiết kế để gắn an toàn vào thân cũi và không thể rời ra trong khi sử dụng.

  4. Đối với loại cũi có thể mở ra hoặc khung phía trước có thể trượt ra cần phải thiết kế để trẻ em không thể dễ dàng mở ra được.

  5. Đối với loại cũi có bánh xe nhỏ phải được thiết kế tránh cho cũi có thể di chuyển trong khi sử dụng.

  6. Mọi phụ kiện đi cùng phải được gắn chặt vào cũi để tránh bất cứ tình trạng bất thường nào xảy ra khi bị kéo với một lực 147,1N (tương đương 15kg).

  7. Với khoảng cách 30 cm từ sàn nôi, không được để bất cứ thanh hỗ trợ nào mà trẻ có thể đặt chân lên. Tuy nhiên, yêu cầu này không áp dụng cho loại nôi ghi rõ ràng tại vị trí dễ nhín thấy rằng các thanh này sẽ được dỡ bỏ khi trẻ biết đứng vịn.

  8. Khoảng cách giữa các thanh gỗ và giữa thanh gỗ với các khung hỗ trợ không quá 8,5cm.

  9. Chiều cao giữa mặt trên của sàn nôi đến thanh hỗ trợ trên cùng không dưới 60 cm (trong trường hợp xe cũi đẩy thì chiều cao này không dưới 35cm)

  10. Khi một túi cát nặng 10 kg rơi xuống giữa cũi từ dộ cao 20 cm một cách lặp đi lặp lại 250 lần thì không có hiện tượng gì bất thường.

  11. Khi đặt một vật nặng 294,2N (tương đương với 30kg) lên giữa các thanh hỗ trợ phía trước, phía sau, bên trái, bên phải thì không có hiện tượng gì bất thường đối với các bộ phận này.

  12. Khi ta dùng một lực 147,1N (tương đương với 15kg) kéo khung cũi thì không có hiện tượng gì bất thường xảy ra chẳng hạn như khung cũi bị rời nhau ra.

  13. Khi các thanh hỗ trợ phía trước, phía sau, bên trái, bên phải bị kéo với một lực là 196,1N (tương đương với 20kg) thì không có hiện tượng gì bất thường xảy ra đối  với các bộ phận này.

  14. Khi dặt 588,4N (tương đương 60kg) lên giữa cạnh trước của snf cũi trong vòng 10 phút, sẽ không có hiện tượng gì bất thường xảy ra đối với các bộ phận này.

  15. Trong trường hợp toàn bộ khung cũi được phủ bởi vải màn, mắt lưới phải đủ nhỏ để các vật có đường kính 25mm không thể vượt qua được.

  16. Các thanh hỗ trợ phái trên phải được thiết kế không có bất kỳ cạnh sắc hoặc cạnh nổi nào để có thể mắc vào quần áo bé và không có bất cứ gờ nổi nào trên 15mm trên thanh hỗ trợ trên cùng.

  17. Khi tác động một lực 30kg từ một bên lên phía ngoài thanh hỗ trợ trên cùng liên tục 30 lần, thanh hỗ trợ trên cùng không di chuyển quá 30mm và ngoài ra không có sự bất thường nào cho các bộ phận này.

  18. Khi một túi cát nặng 10kg rơi xuống giữa thanh hỗ trợ trước, thanh sau và hai bên thì không có sự bất thường nào cho các bộ phận này.

  19. Những bộ phận đi kèm cùng với khung trước, sau và khung bên cao đến 15 cm tính từ sàn cũi phải được thiết kế hết sức chắc chắn.

  20. Trong trường hợp cũi sử dụng nhựa tổng hợp hoặc sơn tổng hợp, các cũi này phải đáp ứng điều khoản 4 về “Đồ chơi trẻ em” của Bộ y tế, Lao động và Phúc Lợi số 370 ban hành năm 1959 theo luật vệ sinh thực phẩm.

  21. Trong trường hợp cũi sử dụng vải hoặc sản phẩm dệt, các cũi này phải đáp ứng điều khoản “Formandehit” trong phụ lục 1 của Bộ y tế, Lao động và Phúc Lợi xã hội số 34 ban hành năm 1974 theo Luật hàng hóa gia dụng. Điều khoản này áp dụng cho hàng hóa gia dụng cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi.
Category: Tin Tức | Added by: CEO (20.08.2009)
Views: 1123 | Rating: 4.0/1
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Sản Phẩm Tiêu Biểu



Tủ Trang Trí M22


Bàn Ăn M14


Bộ Bàn Ghế Đài Loan M14


Càu Thang M07



Bài Viết Mới


Xuất khẩu vào Mỹ phải tuân thủ luật mới


Mẫu Thịnh Hành


Đồ gỗ nội thất tìm cơ hội


Mẫu bàn


Để không mất sự hài hòa âm dương


Phong cách nội thất “minimalist”


Phòng ngủ hoàn hảo


Mẫu Cửa Ưa Chuộng


MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP QUI LIÊN QUAN TỚI SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ


THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ NHẬT BẢN


Kệ Tivi [Kệ Tivi]


Kệ Tivi [Kệ Tivi]


Mẫu Giường [Giường Ngủ]


Mẫu bàn đơn giản [Bàn Salon]


Mẫu ghế salon ưa chuộng nhất [Ghế Salon]


Mẫu Bàn Mới [Bàn Salon]

Liên Kết





Ý Kiến Chuyên Mục
đây đúng là một phong cách hiện đại trộn chung với thiên nhiên vừa tiết kiệm lại đặc sắc nữa biggrin


Block title

Tivi Online



Bản quyền thuộc về CTY XDTH Đồng Lê/Thết kế và Phát triển bới Duy Khánh/2024 ĐT:0907 349 008
Free website builderuCoz